Tại phiên đầu tuần qua (24/3), với đà hưng phấn sẵn có, cộng với việc “chiếc van xả” của ETFs đã đóng lại, thị trường đã tăng mạnh ngay từ đầu phiên. Diễn biến tăng giá xuất hiện trên diện rộng, nhất là tại các mã đã bị các quỹ xả hàng lớn. Xanh và tím là 2 màu chủ đạo trên bảng điện tử. Toàn thị trường có tới 470 mã tăng điểm, trong đó 152 mã tăng trần (HOSE có 69 mã tăng trần, HNX có 83 mã tăng trần). Thanh khoản tiếp tục tích cực, đạt trên 4.692 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các thông tin về CPI tháng 3 và gói tín dụng 50.000 tỷ đồng dành cho bất động sản và vật liệu xây dựng như liều “doping” tiếp thêm đà tăng của các chỉ số . Phản ứng nhanh nhất với các thông tin này là nhóm cổ phiếu bất đống sản, chứng khoán, dầu khí….Khi đồng loạt khoe sắc tím rộ. Phiên này, khối ngoại trong khi có vẻ cầm chừng ở buổi sáng thì bất ngờ đẩy mạnh bán ra trên quy mô khá lớn trong buổi chiều, qua đó xả ròng cả trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các bên, hoạt động giao dịch này thuộc về những nhà đầu tư nước ngoài bình thường khác và bản chất giao dịch cũng khác so với các quỹ ETFs. Các quỹ giao dịch đều có thể báo trước và thường đổ dồn tại đợt khớp lệnh ATC, trong khi các giao dịch này diễn ra kín đáo và có sự chọn lọc ở các cổ phiếu. Việc tăng khá mạnh của thị trường ở phiên đầu tuần này đã đem lại niềm vui cho MSBS khi tạm thời cắt “dớp” hay bị “trật khớp” ở những phiên đầu tuần, đồng thời cũng là khởi đầu tốt để xoa dịu kỷ lục buồn của tuần vừa qua. Cùng có được nụ cười ở phiên đầu tuần này còn có IVS, VCSC, MBKE, SHS, BSC. Ngược lại, MBS và VDSC đã không được hưởng niềm vui đầu tuần khi các dự đoán đều trật. MBS cho rằng, thị trường sẽ tích lũy quanh mốc 600 điểm hơn là tăng mạnh, trong khi VDSC thì bi quan hơn khi cho rằng “các chỉ số có khả năng thu hẹp và tiềm ẩn nguy cơ giảm điểm sau một giai đoạn tăng điểm”. Trong khi đó, FPTS, BVSC và KIS tiếp tục chọn cách nhận định trung lập ở những phiên đầu tuần. Đáng chú ý, phiên 24/3 là lần thứ 2 số các “Dự” bên trúng áp đảo số bên trung lập, với 6 so với 3 (lần thứ nhất là phiên 19/3 với 5 so với 4), nhưng là phiên đầu tuần đầu tiên có được mốc này. Chứng kiến những diễn biến của phiên đầu tuần, nhiều lo ngại đã bắt đầu xuất hiện khi bước vào phiên 25/3. Tín hiệu “quá mua” đã lộ rõ sau phiên đua mua trước đó, trong khi lượng hàng khủng của phiên 21/3 chuẩn bị về tài khoản, bởi vậy nhiều nhà đầu tư đã “tẩu vi thượng sách” nếu không e quá muộn. Sau khi duy trì được sắc xanh nhẹ 15 phút đầu phiên thì áp lực chốt lời đã dồn mạnh, ép chỉ số giảm nhanh chóng. Lực bán ở thời điểm này này chủ yếu tập trung vào các bluechips, trong khi các midcap và penny vẫn duy trì được sức tăng. Một số nhà đầu tư tranh thủ thoát hàng, nhưng số khác lại nhận thấy đây là cơ hội để tích lũy cổ phiếu giá thấp. Trạng thái cân bằng được phục hồi, cả 2 chỉ số đều tạm giữ được sắc xanh nhẹ vào cuối buổi. Những đợt chốt lời dù rất mạnh nhưng chưa đủ “nặng” khiến các chỉ số giảm sâu, chứng tỏ dòng tiền vẫn đang được duy trì rất lớn trong thị trường. Phiên sáng 25/3 cũng chính thức xác lập kỷ lục mới về thanh khoản khi đạt 2.883,5 tỷ đồng, cao hơn mức 2.862,6 tỷ đồng mới được lập trong phiên sáng ngày 20/3 vừa qua. Tuy nhiên, phiên buổi chiều đã chứng kiến làn sóng chốt lời mạnh , đặc biệt là ở các lớn như VNM, VIC, MSN, GAS, khiến cả 2 chỉ số cắm đầu giảm điểm. Kết thúc phiên 25/3, cả 2 chỉ số đều giảm mạnh nhưng vẫn giữ được các mốc quan trọng 600 và 90 điểm, thanh khoản thị trường vẫn ở mức cực cao đạt gần 6.803 tỷ đồng, nhưng mức này vẫn thấp so với phiên kỷ lục ngày 21/3 là 6.837 tỷ đồng. Tuy nhiên, có lẽ mọi “sóng gió” sẽ đón đợi nhà đầu tư ở phiên kế tiếp, khi mà lượng hàng khủng trên 400 triệu cổ phiếu của phiên 21/3 chính thức về tài khoản!. Về phần các “Dự”, sau những diễn biến tích cực ở phiên đầu tuần 24/3, đa phần đều cho rằng các chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm cho dù sức tăng chỉ là nhẹ tại phiên 25/3. Tuy nhiên, kết quả đã hoàn toàn trái ngược với những dự đoán này khi cả 2 chỉ số đều bất ngờ điều chỉnh giảm mạnh. Vì thế, ở phía “Dự trật” đã có đủ mặt hầu hết các CTCK như FPTS, MBS, BVSC, VCSC, MSBS, IVS, VDSC, MBKE, còn bên “Dự trúng” thì hoàn toàn trống vắng. Trong khi đó, BSC, SHS và KIS vẫn “bình chân như vại” ở nhóm trung lập khi chỉ đưa ra những nhận định chung chung về thị trường. Một lần nữa, nhóm trung lập đã được rút bớt quân số, nhưng đáng buồn là bên áp đảo về số lượng lại là nhóm dự đoán trật. Áp lực chốt lời mạnh của của phiên 25/3 đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch 26/3 , nhất là khi hơn 380 triệu cổ phiếu của phiên giao dịch 21/3 (đã trừ khoảng 20 triệu cổ phiếu được ETFs mua vào) sẽ chính thức được giải phóng. Lực bán khá lớn đã ngay lập tức được tung vào khi mới bắt đầu giao dịch. Bên bán lo sợ khi “hàng về” sẽ không kịp chạy nên tỏ ra nôn nóng và liên tục hạ giá. Trong khi đây lại là cơ hội để bên ôm tiền mặt từ từ gom hàng giá thấp, nên thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao. Có lẽ để tránh tâm lý hoảng loạn dẫn đến việc bán tháo ồ ạt, các đợt kéo-xả đã được thực hiện khá nhịp nhàng. Ngay khi lực bán được gia tăng thì lực chặn mua giá thấp xuất hiện giúp thị trường cân bằng trở lại. Nhưng trước tâm lý sốt sắng khi số hàng khủng đang “rập rình” trước cửa, sự cân bằng nhanh chóng bị phá vỡ. Kết thúc giao dịch sáng, 02 chỉ số tạm kết thúc trong tình trạng trái chiều. VN-Index đã phải tạm biệt mốc 600 điểm, trong khi HNX-Index vẫn còn le lói xanh. Thanh khoản trong buổi sáng 25/3 tiếp tục ở mức rất cao, đạt tới 2.875 tỷ đồng, chỉ thấp hơn đôi chút so với phiên sáng hôm trước. Bước vào phiên giao dịch chiều, không nằm ngoài dự tính, khi lượng hàng khủng chính thức “về đến nhà”, việc xả hàng đã được thực hiện bằng mọi giá . Chỉ ít giờ trước đó, nhà đầu tư đã hết sức cố gắng để tránh việc bán tháo ồ ạt. Nhưng nay đã chẳng còn gì để níu giữ khi việc bị “kẹt hàng” đã hiển hiện, nên lệnh bán cứ rầm rập đổ xuống với mức giá liên tục được “sell off”. Và “cơn bão đỏ” nổi lên càn quét thị trường! Lực bán tiếp tục gia tăng mạnh ở đợt ATC khiến bảng điện tử xuất hiện nhiều mảng “xanh mắt mèo”, màu sắc không mấy ưa thích của giới đầu tư và cũng lâu lắm mới xuất hiện ở mức độ dày như thế. Một kịch bản tương tự chiều 25/3 đã lặp lại, nhưng với cường độ lớn hơn và diện xả rộng hơn nhiều. Ở chiều hôm trước, nhiều mã cũng sụt giảm mạnh, nhưng vẫn còn có độ phân hóa nhất định về giá, nhất là đối với nhóm đầu cơ nhỏ khi hàng chục mã vẫn tăng kịch trần. Nhưng tình thế chiều 26/3 đã thay đổi hoàn toán, các blue-chips đồng loạt suy giảm mạnh, cùng với đó là việc xả hàng ồ ạt ở các cổ phiếu đầu cơ nhỏ. Thị trường đã thực sự suy sụp trước động thái xả rất quyết liệt, chỉ số 2 sàn rớt thảm! VN-Index bị thổi bay 13,79 điểm (-2,29%) xuống còn 588,06 điểm, phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 27/1 và là mức giảm trong một phiên mạnh nhất kể từ ngày 28/8/2013. HNX-Index cũng giảm tới 1,33 điểm (-1,46%) và tạm xa rời mốc 90 điểm. Theo thống kê, có tới 2.849 tỷ đồng đã được xả chỉ riêng trong buổi chiều 26/3, nâng tổng giá trị giao dịch thị trường lên trên 6.100 tỷ đồng. Việc thị trường tiếp tục có một phiên điều chỉnh mạnh là nằm trong dự đoán của nhiều CTCK, trong đó có MSBS, MBKE, VCSC, BSC. Tuy nhiên, với những diễn biến tiêu cực như phiên chiều nay thì hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của nhóm này. Đa phần đều nhìn nhận về một mức điều chỉnh hỗ trợ cao hơn chứ không rơi sâu xuống tận 588 điểm. Nhưng dẫu sao sửa chữa máy nước nóng năng lượng mặt trời việc đưa ra dự đoán đúng về xu hướng cũng như kết quả của phiên cũng là điểm cộng dành cho MSBS, MBKE, VCSC, BSC. Có lẽ lo sợ trước sự khó lường của phiên giao dịch này cho nên FPTS, IVS, BVSC, KIS, MBS,VDSC và SHS đã không đưa ra nhận định về diễn biến cũng như dự đoán chiều hướng tăng giảm của phiên, thay vào đó là những nhận định mang tính trung lập. Bước sang phiên 27/3 , không có gì lạ khi tâm lý thận trọng đã bao trùm ngay từ lúc khởi đầu giao dịch khi dư âm về một phiên thị trường suy sụp trước áp lực xả mạnh như xả lũ trước đó vẫn còn in đậm. Thậm chí, thị trường lại đón nhận thêm một đợt xả nữa ngay khi mới giao dịch được ít phút. Cho dù các đợt xả không quá lớn nhưng do lực cầu đã xuống mức rất thấp nên dư sức dìm chỉ số giảm điểm. Tuy nhiên, quan sát diễn biến thị trường cho thấy đây không phải là việc bán vội mà đã có sự tính toán nhất định. Có vẻ như nhà đầu tư đang đứng ngoài quan sát chứ chưa muốn xắn tay vào nâng đỡ chỉ số. Thị trường tiếp tục giao dịch khá chậm, sóng tăng-giảm liên tục đan xen. Dần về cuối phiên sáng, tâm lý nhà đầu tư đã phấn chấn hơn khi nhận thâýkhông còn hiện tượng bán tháo mạnh, nên dần mạnh dạn mua vào, giúp thị trường hồi phục với giao dịch sôi động hơn hẳn. Chính nhịp hồi vào những phút cuối này hứa hẹn tình hình thị trường sẽ cởi mở hơn nhiều so với phiên sáng. Và đúng như mong đợi, tâm lý hưng phấn đã thực sự trở lại trong phiên chiều khi nhà đầu tư ồ ạt xuống tiền, nhất là các cổ phiếu lớn. Một lượng tiền lớn đã được đổ vào các mã trong nhóm VN30 khiến các mã này bật tăng khá mạnh và đồng đều. Sự biến động mạnh của VN-Index phần nào khẳng định sự mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu dẫn dắt này. Trong khi VN-Index tăng 0,35% thì VN30-Index tăng 0,76%. Nếu một số trụ cột chính như VNM, MSN, VCB và GAS vượt qua được tham chiếu thì các chỉ số còn có thể tiến xa hơn. Trong khi đó, diễn biến trên HNX lại không được suôn sẻ như trên HOSE. Tương tự như VN30, nhóm HNX30 cũng thể hiện sức tăng khá mạnh khi chỉ số HNX30-Index tăng 0,26%. Nhưng vì mật độ các mã giảm giá khá dày, trong khi lực cầu lại yếu nên dù nhận được sự hỗ trợ khá tốt của nhóm HNX30, chỉ số HNX-Index vẫn không thể vượt qua được tham chiếu và giảm 0,27%. Phiên này, ngoài các bluchips, dòng tiền cũng tập trung rất mạnh vào nhóm chứng khoán và bất động sản, khiến các mã này đồng loạt tăng giá, góp phần vào đà tăng chung của chỉ số. Tuy nhiên, trong bức tranh sáng mầu của thị trường thì thanh khoản thấp chính là một trong những điểm đen. Thanh khoản toàn thị trường phiên này chỉ đạt hơn 3.500 đồng, chỉ bằng 57% so với phiên trước đó. Sau 2 phiên liên tiếp điều chỉnh mạnh, cả 2 chỉ số đều cùng có sự phục hồi, nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Do không được hỗ trợ tốt nên HNX vẫn phải ngậm ngùi đứng dưới tham chiếu, trong khi HOSE đã tiến sát đến ngưỡng kháng cự 595 điểm. Với những phiên 2 sàn có kết quả trái chiều thế này, việc nhận định đã rất khó khăn chứ chưa nói đến dự đoán kết quả. Bởi vậy, không có gì lạ nhóm trung lập lại tụ tập đầy đủ những “gương mặt thân quen” như FPTS, BVSC, SHS, MBS, KIS. Ngoài ra, MBKE và VCSC cũng quyết định gia nhập vào nhóm này. Trong khi đó, vẫn có những “Dự” lại có góc nhìn của riêng mình. Cả IVS, MSBS và BSC cùng cho rằng VN-Index sẽ chưa thể ngay lập tức tăng điểm sau 2 phiên giảm mạnh trước đó. Dĩ nhiên, nhận định này hoàn toàn trật đối với VN-Index, nhưng nếu các “Dự” này dành ưu tiên đó cho HNX thì có lẽ đây đã là pha ghi điểm ngoạn mục. Sau phiên phục hồi nhẹ ngày 27/3, tâm lý hồ hởi đã trở lại với nhà đầu tư khi bước vào phiên cuối tuần 28/3 . Không còn thấy dấu hiệu của việc bán tháo, nhà đầu tư đã mạnh dạn xuống tiền giúp thị trường bật tăng từ đầu phiên. Tiền được dồn mạnh vào các cổ phiếu lớn trên 2 sàn, nhờ đó mà các mã này đủ khỏe để nâng thị trường. Các chỉ số đần vượt qua các mốc kháng cự 595 điểm đối với VN-index và 90 điểm đối với HNX-Index. Tuy nhiên, ngay khi các chỉ số chạm các ngưỡng kháng cự này, lực bán đã được tung mạnh vào thị trường, đẩy chỉ số thoái lui trở lại. Điều này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn khá lớn, nhất là với những người nắm giữ cổ phiếu. Vì vậy, họ chỉ đợi thị trường lên là ngay lập tức bán ra. Đây chính là rào cản lớn trên con được hồi phục của thị trường. Bên cạnh đó, đà tiến của thị trường cũng trở nên nặng nhọc hơn khi khi lực mua vào khá yếu. Một lần nữa các mã lớn lại được gia cố để tiếp sức cho thị trường, sắc xanh cuối cùng cũng được giữ lại trên 2 sàn khi chốt phiên. Thanh khoản của phiên vẫn ở mức tương đối kém, khoảng 3.100 đồng, còn thấp hơn so với phiên 27/3 (đạt 3.500 tỷ đồng). Phiên này, bên cạnh các mã vốn hóa lớn, các mã chứng khoán tiếp tục tăng mạnh và góp phần dẫn dắt thị trường. Tiền đổ vào nhóm này còn mạnh hơn so với phiên trước đó. Điển hình là KLS trên HNX và SSI trên HOSE. KLS khớp được 9,36 triệu cổ phiếu giá trị 137,4 tỷ đồng. Đây tuy chưa phải là mức khớp cao nhất của mà này nhưng cũng là điểm sáng nhất trong “bức tranh tối” của thanh khoản phiên này. Trong khi đó, SSI giao dịch thấp hơn KLS một chút đạt 134,5 tỷ đồng, tương ứng khớp được 4,62 triệu đơn vị. Kết thúc tuần giao dịch này, thị trường đã có phiên phục hồi nhẹ thứ 2 liên tiếp. Điều này đã giúp những FPTS, MSBS, SHS, VDSC “gỡ gạc” lại phần nào điểm số. Bốn “Dự” này đều dự đoán trúng khi có chung nhận định rằng sẽ tiếp tục là 1 phiên tăng điểm của chỉ số. Riêng IVS thì cho rằng thị trường sẽ lặp lại kịch bản xấu tương tự phiên 26/3 và nhận định “Áp lực bán sẽ nhanh chóng xuất hiện và là thách thức lớn với lực cầu mua vào. Việc bên mua nghi ngại, bên bán chờ đợi bán giá cao cho thấy thị trường sẽ khó có cơ hội bứt phá nhanh khỏi vùng 590 điểm.” Kết quả, IVS là công ty duy nhất “đi trật” ở phiên này. Trong khi đó, nhóm BVSC, MBS, MBKE, BSC đều chung quan điểm thị trường đang ở mức rủi ro cao và rất khó dự báo. Bởi vây, đứng ở phía trung lập và đưa ra nhận định chung là lựa chọn của nhóm này. Kết thúc tuần giao dịch từ 24/3 đến 28/3, một tuần giao dịch thực sự bão táp và không thiếu kịch tính, chuỗi đà tăng 9 tuần liên tục của các chỉ số đã chính thức bị cắt. Tuần giao dịch này cũng chưng kiến nhiều kỷ lục bị phá vỡ và dĩ nhiên có những kỷ lục khác được xác lập. Tuần này, HOSE có tất cả 3 phiên tăng và 2 phiên giảm điểm. Tuy nhiên số điểm giảm này khiến HOSE sẽ phải mất khá lâu để lấy lại. Tổng cộng, HOSE mất 8,18 điểm, tương ứng giảm 1,75% và đứng tại 594,29 điểm. Với HNX, tuy khi có tới 3 phiên giảm và chỉ có 2 phiên tăng nhưng chiều hướng giảm không sâu như HOSE. HNX giảm tổng cộng 3,34 điểm, tương ứng giảm 0,3% và đứng tại 90,04 điểm. Tổng kết tuần dự đoán của các “Dự”, MSBS đã lấy lại phong độ vốn có khi chiếm vị trí số 1 trong các “Dự trúng” khi có 3 phiên dự đoán đúng kết quả là phiên 24, 26 và 28/3. BSC gây bất ngờ ở tuần giao dịch này khi gia nhập nhóm trúng với 2 phiên 24 và 26/3. Cùng có 2 phiên trúng như BSC là SHS, MBKE và VCSC. Ở chiều ngược lại, IVS tuần này dự đoán trật nhiều nhất với 3 phiên 25, 27 và 28/3. Cùng có 2 phiên trật là MSBS, VDSC và MBS. Tất cả các “Dự” này cùng bị trật ở phiên 25/3. Tuần này, “còi vàng” đã chính thức được chuyển cho KIS khi có cả 5 phiên đưa ra ý kiến trung lập. “Còi bạc” được trao cho BVSC với 4 phiên trung lập, trong khi có 03 “Dự” gồm FPTS, MBD và SHS cùng giữ “còi đồng”.
N.Tùng |
Giá máy nước nóng năng lượng mặt trời liên hệ 0917386059
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
Nhìn lại sửa chữa máy nước nóng năng lượng mặt trời “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét